1. Rất nhiều thủ thuật được áp dụng Một ít kẹo chocolate, bỏng ngô, thiết kế nội thất, và đặc biệt là âm nhạc được áp dụng triệt để trong việc lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự quan sát tinh tế của mỗi nhân viên môi giới, để lựa chọn những nhân tố phù hợp với từng khách. Ví dụ, theo Monica Webster, người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này ở New York và Greenwich, những bản nhạc của bà phụ thuộc rất nhiều vào căn hộ cần bán: “Hiển nhiên, những đĩa nhạc tôi định bật ở căn biệt thự 6 triệu USD mới xây sẽ khác hoàn toàn với căn nhà cổ từ năm 1875 ở Greenwich”.
2. Sẵn sàng nghe điện thoại 24/7 Công việc của nhân viên môi giới bất động sản khá giống với nghề bán hàng và bác sĩ trị liệu. “Tôi có rất nhiều cuộc gọi lúc nửa đêm, với tiếng ai đó thổn thức ở đầu dây bên kia”, Erickson cho hay. Trên thực tế, từ “thỏa thuận” được sử dụng bao hàm rất nhiều ý nghĩa, đó là sự thống nhất giữa nhân viên môi giới với người bán/người mua, và thậm chí giữa chính những người bán/người mua với nhau.
3. Sai lầm nhỏ, trả giá đắt Theo Webster, việc tìm ra điều người bán và người mua trông đợi, giữ cho họ vui vẻ là điều vô cùng quan trọng. Đôi khi, điều này còn khó hơn cả việc hoàn thiện một hồ sơ mua bán. Có lần, sau khi chào bán căn biệt thự trị giá 10 triệu USD, Webster đã bị sa thải chỉ vì không báo cáo với chủ sở hữu bất động sản ngay lập tức. Cô nói: “Công việc của chúng tôi cực kỳ căng thẳng. Chúng tôi luôn đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến”.
4. Họ được quan sát rất nhiều thái cực cảm xúc khác nhau Paul MacMahon, một chuyên gia môi giới nhà đất ở Dallas, trong cuộc phỏng vấn với báo chí tiết lộ: “Chúng tôi làm việc với mọi người ở mọi giai đoạn của cuộc sống, có thể tốt, có thể xấu. Mua và bán nhà có thể xem như một hành trình của cảm xúc, ở đó chúng tôi đi cùng với khách hàng của mình mọi lúc, mọi nơi. Chúng tôi thấy họ vui mừng, thất vọng, phẫn nộ, ngây ngất hay bị đánh bại”.
5. Sử dụng những từ chuyên ngành Các chuyên gia môi giới nhà đất thường dùng những từ mỹ miều để mô tả sản phẩm của họ, đôi khi điều này được thực hiện bởi các trợ lý. Ví dụ như “quyến rũ” và “ấm cúng”, chỉ những căn nhà nhỏ; “cảnh quan sống động” chỉ những cây chết cần được chặt bỏ trên khu đất; “nhiều tiềm năng” dành cho những căn nhà cũ và mất giá; hay “người bán có động lực” hướng đến những căn nhà bị định giá quá cao và bất cứ lời đề nghị mua lại nào cũng được chào đón.
6. Họ cần bán được sản phẩm Hầu hết chuyên viên môi giới bất động sản làm công việc độc lập và có thu nhập chủ yếu đến từ tiền hoa hồng. Nghĩa là họ chỉ kiếm được tiền khi giao dịch hoàn thành. Ở Mỹ, trung bình mỗi vụ mua bán, chuyên gia môi giới kiếm từ 5-7% giá trị hợp đồng, tùy theo pháp luật của từng bang. Đối với các hợp đồng thuê nhà, số tiền hoa hồng 40-100% tiền thuê của một tháng.
7. Luôn phải theo sát tình hình Là một thị trường đầy tính cạnh tranh, các môi giới viên phải hết sức nỗ lực để đảm bảo vụ mua bán diễn ra thành công. MacMahon chia sẻ: “Tôi đã từng cố gắng để theo sát một thỏa thuận mua bán qua điện thoại, khi đang mò mẫm leo xuống ngọn núi ở Canada. Trời rất tối và tôi phải tận dụng ánh sáng phát ra từ chiếc điện thoại để nhìn thấy đường đi”.
8. Giá chào hàng không phải tùy ý Việc định giá một ngôi nhà được dựa trên rất nhiều yếu tố như vị trí, cảnh quan hay độ nóng của thị trường. Thông thường, một phân tích sản phẩm chi tiết sẽ được tiến hành về thời gian xây dựng, khả năng cải tạo, kích thước, tầm nhìn, các khu vực phụ cận… Xu hướng theo mùa cũng ảnh hưởng khá lớn đến giá cả. Ví dụ, Erickson cho hay, thị trường sẽ giảm nhiệt đôi chút sau tuần thứ 4 của tháng 7. Còn theo MacMahon, môi giới viên luôn cần tìm một thời điểm giúp tối đa hóa lợi nhuận của người bán.